Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

WB: GDP Việt đáng lẽ còn cao hơn

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014 được Ngân hàng Thế giới giữ ở mức 5,6%, thấp hơn mục tiêu Chính phủ cam kết hoàn thành.


Đánh giá kinh tế Việt Nam 2014 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại báo cáo thường niên, được công bố sáng nay tại Hà Nội. Cụ thể, WB cho rằng kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực ban đầu về quá trình phục hồi. Tăng trưởng GDP quý III tương đối cao, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên 5,6%.
wb-0-7340-1417596048.jpg
Bà Victoria Kwakwa cùng nhóm chuyên gia của Ngân hàng thế giới công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam sáng 3/12.
5,6% cũng là dự báo được WB đưa ra đối với tăng trưởng cả năm 2014 của Việt Nam, cao hơn mức 5,4% đưa ra trước đó nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 5,8% được Chính phủ khẳng định sẽ hoàn thành trong năm nay.
Tình hình kinh tế tốt hơn dự báo được tổ chức này phân tích là do tất cả các lĩnh vực (trừ dịch vụ) đều tăng trưởng cao hơn năm ngoái, nhất là các ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng... đều chứng kiến mức tăng trưởng ngoạn mục so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, WB cho rằng vẫn có những điểm hạn chế, khiến GDP của Việt Nam "lẽ ra" có thể tăng cao hơn. Cụ thể là nhu cầu nội địa ở mức thấp, khi tăng trưởng doanh số bán lẻ - chỉ số đại diện cho tiêu dùng tư nhân – chỉ tăng 6,1% (theo giá trị thực) sau 10 tháng, thấp hơn đáng kể so với hồi 2010.
Bên cạnh đó, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng chậm cải thiện cũng là nguyên nhân khiến GDP chưa tăng xứng tầm. Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc World Bank Việt Nam khẳng định nếu Việt Nam cải thiện được tốc độ cải cách, tăng trưởng sẽ ở mức cao hơn hiện nay.
Tăng trưởng và dự báo GDP các nước Đông Á Thái Bình Dương
Quốc gia20122013201420152016
Trung Quốc7,77,77,47,27,1
Indonesia6,35,85,25,65,6
Malaysia5,64,74,95,05,0
Philippines6,87,26,46,76,5
Thái Lan6,52,91,53,54,0
Việt Nam5,25,45,65,65,8
Campuchia7,37,47,27,57,2
Lào8,08,57,56,47,0
Myanmar7,38,38,58,58,2
Báo cáo cập nhật của World Bank cũng chỉ ra xu hướng trái ngược giữa hai nhóm doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, số doanh nghiệp nội đóng cửa cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp mới mở ra lại ít hơn.
Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dường như không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống quản lý trong nước và vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy ngày một hài lòng hơn. Khảo sát của EuroCham cho thấy nhà đầu tư châu Âu đang hài lòng nhất trong hơn 3 năm qua về môi trường kinh doanh. Hiện khu vực FDI đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 1/4 việc làm cho khu vực doanh nghiệp chính thức.
"Không một quốc gia phát triển nào chỉ chú trọng vào vốn đầu tư nước ngoài. Để thành công, Việt Nam cần có khối kinh tế tư nhân mạnh ở trong nước, song song cùng tồn tại với khối FDI", bà Kwakwa nhận xét. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét